Tuyển dụng
tin tức
SỬA CHỮA TỦ ĐIỆN CẦU TRỤC, CÀI ĐẶT BIẾN TẦN

Tủ điện cầu trục đóng vai trò vô cùng quan trọng...

SỬA CHỮA TỦ ĐIỆN PALANG, CÀI ĐẶT BIẾN TẦN

Tủ điện cầu trục thuộc vào bộ phận khá quan...

SỬA CHỮA PALANG ĐIỆN VŨNG TÀU

Palang xích điện là một dạng palang được trang bị...

SỬA CHỮA PALANG ĐIỆN BÌNH PHƯỚC

Lỗi thường gặp Pa lăng không hoạt động Hoạt động...

Thống kê truy cập

Thống kê hôm nay : 336

Thống kê tuần : 3951

Thống kê tháng : 10838

Thống kê năm : 1394487

Đang online : 8

HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BIẾN TẦN CẦU TRỤC

HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BIẾN TẦN CẦU TRỤC TỪ A - Z VÀ CUNG CẤP PHỤ KIỆN CẦU TRỤC CHÍNH HÃNG, GIÁ RẼ NHẤT THỊ TRƯỜNG TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ NHẬT HÀN

Hiện nay trên thị trường có nhiều hãng sản xuất biến tần với công nghệ, tính năng đa dạng. Tuy nhiên, việc chọn biến tần phù hợp mục đích và yêu cầu công việc của bạn có thể trở nên khá khó khăn. Để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, NHẬT HÀN sẽ hướng dẫn bạn đọc cách lựa chọn sản phẩm phù hợp và chỉ dẫn lắp đặt biến tần một cách chi tiết.

Trong các di chuyển của cầu trục thì di chuyển trên đường ray dọc nhà xưởng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mang sản phẩm đến vị trí khi di chuyển cầu trục. Và việc di chuyển của toàn bộ cầu trục là do 02 động cơ được lắp với dầm biên cầu trục ăn khớp với bánh xe di chuyển. Vì vậy biến tần thường được lắp để làm mềm chuyển động dọc của cầu trục. Gọi là biến tần cho động cơ di chuyển trên dầm biên của cầu trục

Tại Sao Nên Lựa Chọn Dịch Vụ Của Công Ty Thiết Bị Nhật Hàn

Công ty thiết bị Nhật Hàn là đơn vị dẫn đầu về dịch vụ cung ứng thiết bị tự động hóa tại Miền Nam. Với hơn 16+ năm kinh nghiệm, thi công hơn 6000+ dự án lắp đặt biến tần, thiết bị tự động hóa trên cả nước. Đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, tậm tâm với công việc, nghiên cứu phát triển các giải pháp sản phẩm biến tần INVT ứng dụng cải tiến nâng cấp cho các dây truyền sản xuất của nhà máy. Nhằm nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư.

Nhật Hàn luôn là địa chỉ uy tín đối tác của các doanh nghiệp. Với hệ thống đại lý có mặt tại khắp các tỉnh thành: Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, Bình Phước, Bến Tre,...

  • Kho hàng lớn công suất đến 1000 kW. Luôn sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất nhu cầu khách hàng.
  • Hỗ trợ dịch vụ “siêu tốc” 24/24, đảm bảo máy móc khách hàng gần như không dừng.
  • Quy trình linh hoạt “thay thế trước, thủ tục sau”, hoàn tất nhanh chóng trong vòng 24 giờ,
  • 24 tháng bảo hành toàn diện biến tần INVT.

Liên Hệ Với Công Ty Thiết Bị Nhật Hàn Ngay!

Công Ty TNHH TMDV Thiết Bị Nhật Hàn - "Chìa Khóa Vàng" Mở Ra Cánh Cửa Thành Công Cho Doanh Nghiệp Của Bạn!

Gọi ngay Hotline 0906.215.644 để được tư vấn MIỄN PHÍ và trải nghiệm sự khác biệt!

1. Khái Niệm, Nguyên Lý Hoạt Động Và Lợi Ích Của Biến Tần

Biến tần cho cẩu trục là những thiết bị quan trọng trong hệ thống nâng hạ tại cảng cảng bãi, nhà xưởng. Việc nâng hạ khối lượng hàng hoá lớn có vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hoá. Đòi hỏi phải đảm bảo tính an toàn cho hàng hoá và con người trong suốt quá trình nâng hạ, di chuyển.

Biến tần là một thiết bị tự động hóa được sử dụng để điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp. Không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt đảo chiều dòng điện dòng điện đặt vào các cuộn dây của động cơ. Sinh ra từ trường xoay làm quay động cơ. Biến tần có nhiều loại và chức năng khác nhau. Tùy theo ứng dụng và điện áp đầu vào đầu ra.

Là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được. Biến tần được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp. Để điều khiển tốc độ động cơ, đảo chiều quay, giảm dòng khởi động, giảm độ rung và tiết kiệm năng lượng.

Nói cách khác

Biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ. Thông qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp. Không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự dòng điện đặt vào các cuộn dây của động cơ. Để làm sinh ra từ trường xoay làm quay động cơ. Các biến tần có thể điều chỉnh tốc độ động cơ từ chậm đến nhanh. Tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể, giúp cho động cơ hoạt động hiệu quả hơn.

Tủ điện biến tần di chuyển cầu trục sử dụng biến tần Schneider ATV 320 

Có nhiều loại biến tần như: Biến tần AC, biến tần DC; 1 pha 220V, 3 pha 220V, 3 pha 380V, 3 pha 660V, biến tần trung thế... Bên cạnh các dòng biến tần đa năng. Các hãng cũng sản xuất các dòng biến tần chuyên dụng: biến tần chuyên dùng cho bơm, quạt; nâng hạ, cẩu trục; thang máy; hệ thống HVAC;...

Cấu tạo biến tần

Mỗi loại biến tần có cấu tạo khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống điều khiển. Các thành phần chính của biến tần được thiết kế để hoạt động ổn định và bền bỉ trong môi trường công nghiệp. Cấu tạo của biến tần thường bao gồm các thành phần chính sau:

  • Mạch nguồn: Cung cấp điện năng cho toàn bộ biến tần.
  • Mạch điều khiển: Là trung tâm điều khiển của biến tần, nơi thực hiện chức năng điều khiển, lập trình và bảo vệ.
  • Mạch chuyển đổi tần số: Là mạch chính của biến tần. Thực hiện chức năng biến đổi tần số dòng điện đầu vào 50Hz thành tần số dòng điện đầu ra điều chỉnh được từ 0 đến 400Hz. Mạch chính bao gồm bộ chỉnh lưu, bộ lọc, bộ nghịch lưu IGBT.
  • Mạch bảo vệ: Bao gồm các thiết bị bảo vệ quá tải, bảo vệ quá dòng, bảo vệ các sự cố điện có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của hệ thống.
  • Màn hình - bàn phím: Được sử dụng để thực hiện các thao tác giám sát, cài đặt và điều khiển từ người vận hành.
  • Ngoài ra biến tần còn có thể được tích hợp: Module truyền thông, bộ điện kháng xoay chiều, bộ điện kháng 1 chiều, điện trở hãm (điện trở xả),...

>>> XEM THÊM: Phụ Kiện Cầu Trục chính hãng - Cung cấp phụ kiện Uy Tín tại Hồ Chí Minh

 Sơ đồ mạch điện của biến tần

 

Lợi ích của việc sử dụng biến tần

  • Điều khiển tốc độ động cơ: Biến tần giúp điều khiển tốc độ động cơ bằng cách điều chỉnh tần số đầu vào. Điều này cho phép tăng độ chính xác và linh hoạt trong điều khiển tốc độ của máy móc, dây truyền sản xuất.
  • Đảo chiều quay động cơ: Có thể cài đặt sẵn khi máy chạy hết hành trình. Khi gặp sự cố cần phải đảo chiều hoặc điều khiển trực tiếp.
  • Bảo vệ động cơ: Biến tần có thiết bị điện tử giám sát và đưa ra cảnh báo hoặc dừng cấp điện cho động cơ. Khi gặp các sự cố như quá tải, quá áp, sụt áp, mất pha... Tạo ra một hệ thống an toàn khi vận hành.
  • Giảm dòng khởi động so với phương pháp khởi động trực tiếp. Khởi động sao-tam giác nên không gây ra sụt áp hoặc khó khởi động.
  • Biến tần được tích hợp các module truyền thông giúp cho việc điều khiển và giám sát từ trung tâm rất dễ dàng.
  • Quá trình khởi động thông qua biến tần từ tốc độ thấp giúp cho động cơ mang tải lớn không phải khởi động đột ngột. Tránh hư hỏng phần cơ khí, ổ trục, tăng tuổi thọ động cơ.
  • Sử dụng biến tần giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể so với phương pháp chạy động cơ trực tiếp.

Nhờ nguyên lý làm việc chuyển đổi nghịch lưu qua diode và tụ điện nên công suất phản kháng từ động cơ rất thấp, do đó giảm được dòng đáng kể trong quá trình hoạt động, giảm chi phí trong lắp đặt tụ bù, giảm thiểu hao hụt điện năng trên đường dây.

  • Biến tần giúp tăng tuổi thọ động cơ. Giảm chi phí bảo trì động cơ do động cơ không bị quá tải và không hoạt động ở công suất tối đa trong suốt thời gian dài.
  • Giảm độ ồn và độ rung của động cơ. Cải thiện môi trường làm việc và giảm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Vì sao nên lắp đặt biến tần chuyển động nâng hạ, di chuyển cầu trục, di chuyển palang hàn quốc nhật bản trung quốc

  • Lắp đặt biến tần chuyển động nâng hạ, di chuyển cầu trục, di chuyển palang để khởi động mềm các chuyển động. Giảm lực động khi khởi động và phanh hãm các cơ cấu nâng hạ, di chuyển từ đó mang lại rất nhiều lợi ích trong việc ứng dụng biến tần cho cầu trục.
  • Tăng tuổi thọ động cơ và thiết bị cơ khí. Như hộp số, tang cáp, phanh nâng hạ, phanh di chuyển.
  • Làm giảm tiếng ồn khi cầu trục hoạt động.
  • Giảm chi phí đầu tư ban đầu kết cấu thép nhà xưởng, kết cấu thép dầm chạy cầu trục...
  • Thay đổi tốc độ động cơ sẽ thay đổi tốc độ cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển. Từ đó điều chỉnh tốc độ nâng hạ hoặc di chuyển thành 2, 3, 4, 5 cấp tốc độ... Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
  • Cầu trục trong nhà máy lắp khuôn thông thường sẽ sử dụng 2 cấp tốc độ chuyển động nâng hạ, di chuyển palang.
  • Cầu trục lắp đặt tubin trong nhà máy thủy điện sử dụng tới 5 cấp tốc độ cho chuyển động nâng hạ. Và 2 cấp tốc độ cho chuyển động di chuyển palang và cầu trục.

Hướng dẫn lựa chọn biến tần

Lựa chọn biến tần phù hợp với ứng dụng cụ thể là rất quan trọng để đảm bảo độ bền, độ ổn định và hiệu suất của hệ thống. Trong nhiều trường hợp chọn sai biến tần khi hoạt động có thể bị lỗi không chạy được, chọn biến tần quá dư công suất gây lãng phí.

Chọn biến tần cần phải căn cứ vào các yếu tố sau

Điện áp của biến tần:

  • Chọn biến tần có điện áp đầu vào phù hợp với điện áp của hệ thống. Ví dụ: hệ thống có nguồn điện 3 pha 380V thì phải chọn biến tần đầu vào 3 pha 380V.
  • Chọn biến tần có điện áp đầu ra phù hợp với điện áp của động cơ.

Thông số của động cơ:

 Thông số động cơ được ghi trên mác gắn ở thân động cơ

 

Khi chọn biến tần cần chú ý 3 thông số trong bảng thông số động cơ là điện áp, công suất và dòng điện.

  • Động cơ 3 pha thường có các loại 127/220V, 220/380V, 380/660V. Trong đó thông dụng nhất là động cơ 3 pha 220/380V.
  • Động cơ 3 pha 127/220V đấu sao để sử dụng nguồn 3 pha 220V có thể dùng 2 loại biến tần. Nếu có nguồn vào 3 pha 220V thì chọn biến tần vào 3 pha 220V ra 3 pha 220V. Nếu chỉ có nguồn 1 pha thì chọn biến tần vào 1 pha 220V ra 3 pha 220V (biến tần loại này chỉ có công suất nhỏ tới vài kW).
  • Động cơ 3 pha 220/380V đấu tam giác để sử dụng nguồn 3 pha 220V có thể dùng 2 loại biến tần như trên.
  • Động cơ 3 pha 220/380V đấu sao để sử dụng nguồn 3 pha 380V dùng biến tần vào 3 pha 380V ra 3 pha 380V.
  • Động cơ 3 pha 380/660V đấu tam giác để sử dụng nguồn 3 pha 380V dùng biến tần vào 3 pha 380V ra 3 pha 380V.

Loại tải của ứng dụng:

Căn cứ vào đặc tính momen của mỗi loại ứng dụng (loại máy) người ta chia ra 3 loại tải của biến tần là tải nhẹ, tải trung bình và tải nặng.

  • Tải nhẹ: các ứng dụng như bơm, quạt chọn dòng biến tần tải nhẹ. Ví dụ biến tần LS là dòng IP5A, H100, biến tần Fuji là dòng eHVAC.
  • Tải trung bình: các ứng dụng như máy công cụ, máy ly tâm, băng tải, bơm áp lực. Chọn dòng biến tần tải trung bình. Ví dụ biến tần Fuji là dòng Mini, Ace; biến tần INVT là dòng GD20.
  • Tải nặng: các ứng dụng như cẩu trục, nâng hạ, máy cán, máy nghiền. Chọn dòng biến tần tải nặng. Ví dụ biến tần Fuji là dòng Mega, biến tần Mitsubishi là dòng A800.

Khi chọn biến tần cùng loại tải với ứng dụng thì chọn công suất biến tần tối thiểu bằng công suất động cơ.

Lưu ý: biến tần tải nặng hơn dùng tốt cho tải thấp hơn cùng công suất nhưng sẽ gây lãng phí vì giá cao hơn. Trong khi biến tần loại tải nhẹ hơn thì không thể dùng được cho loại tải nặng

hơn cùng công suất. Trong một số trường hợp có thể chọn biến tần loại tải thấp hơn có cấp công suất cao hơn để dùng cho tải nặng hơn.

Đặc điểm vận hành:

Chế độ vận hành cũng quyết định rất quan trọng tới việc lựa chọn biến tần.

  • Chế độ vận hành ngắn hạn: Biến tần điều khiển động cơ tăng tốc, giảm tốc, chạy, dừng, đảo chiều quay liên tục đòi hỏi biến tần có khả năng chịu quá tải cao. Có thể phải lắp thêm điện trở xả để bảo vệ biến tần không bị cháy.
  • Chế độ vận hành dài hạn: Động cơ thường đạt tốc độ ổn định trong thời gian tương đối dài sau khi khởi động như quạt, bơm, băng tải,...
  • Trong điều kiện vận hành khắc nghiệt đòi hỏi phải chọn biến tần có khả năng chịu được quá tải cao, môi trường nhiệt độ cao hơn. Như các dòng Mega, VG của Fuji, A800 của Mitsubishi.

Module được tính hợp sẵn:

Một số tính năng có thể được tính hợp sẵn trong một số loại biến tần, hoặc phải lắp thêm module ngoài như:

  • Màn hình - Bàn phím (bảng điều khiển)
  • Module truyền thông
  • Điện trở xả được tích hợp sẵn, hoặc bộ điều khiển cho điện trở thắng (Breaking Unit)
  • Bộ lọc EMC

Biến tần đa năng hay biến tần chuyên dụng:

  • Biến tần đa năng là loại biến tần cơ bản có thể dùng được cho nhiều ứng dụng. Như các dòng biến tần IG5A của LS, Mini của Fuji, Mitsubishi, INVT.
  • Ngoài biến tần đa năng, một số hãng chế tạo các dòng biến tần chuyên dụng chỉ dùng cho 1 loại ứng dụng như quạt, cầu trục, thang máy,... Loại biến tần này có đặc điểm là tối ưu về hiệu suất và giá thành so với sử dụng biến tần đa năng.
  • Ví dụ khi chọn biến tần cho thang máy ta sử dụng biến tần Lift của Fuji được thiết kế riêng cho thang máy. Biến tần Lift được tích hợp đầy đủ các module mở rộng cho ứng dụng thang máy và đảm bảo hiệu suất tốt nhất.

Chọn hãng sản xuất:

  • Yếu tố này liên quan đến chi phí đầu tư. Trên thị trường có nhiều hãng sản xuất biến tần. Hầu như các hãng đều có đủ loại biến tần đáp ứng được các yêu cầu sử dụng thực tế trong công nghiệp. Khác nhau ở yếu tố chất lượng (như độ ổn định, độ bền, hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt) do công nghệ sản xuất và khác nhau ở xuất xứ, thương hiệu làm cho giá thành cũng chênh lệch đáng kể.
  • Phân khúc biến tần giá thấp có thể kể đến như: INVT, Delta, Frecon.
  • Phân khúc biến tần giá trung bình, giá cao: LS, Fuji, Schneider, Yaskawa Mitsubishi, ABB, Siemens...

Hãng biến tần KATO thường cung cấp lắp đặt trong chuyển động cầu trục

 Hãng biến tần KATO thường cung cấp lắp đặt trong chuyển động cầu trục

2. Lắp Đặt Biến Tần Cầu Trục Tại Thiết Bị Nhật Hàn

Xác định thông số kỹ thuật và tham khảo tài liệu hướng dẫn

Xác định thông số điện dựa vào Nameplate của biến tần:

  • Nguồn vào: xác định chính xác cấp điện áp đầu vào của biến tần phù hợp với nguồn cấp (3P-200V hoặc 3P-380V hoặc 3P-690V…)
  • Nguồn ra: xác định chính xác điện áp đầu ra phù hợp với động cơ.
  • Tiết diện dây dẫn: lựa chọn dây dẫn dựa trên công suất và tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
  • Sơ đồ đấu nối: xác định chính xác sơ đồ đấu nối động lực, điều khiển,… Dựa trên tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, tránh đấu nối nhầm gây ra hư hỏng chạm chập.
  • Phụ kiện: xác định loại phụ kiện lắp đặt biến tần và tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để lắp đặt, đấu nối cho các loại phụ kiện kèm theo.
 Hướng dẫn terminal động lực biến tần Yaskawa A1000

 Quy cách dây dẫn, size và lực siết bulong (Biến tần Yaskawa A1000 3pha 400V)

 

>>> XEM THÊM: Thiết bị cầu trục Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc - RAY ĐIỆN CẦU TRỤC - THIẾT BỊ NHẬT HÀN

Môi trường và điều kiện lắp đặt biến tần

Tuân thủ khoảng cách tối thiểu được quy định trong tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất.

  • Trong trường hợp không gian hẹp. Cần lắp đặt Side by Side, kiểm tra xem loại biến tần lắp đặt có cho phép lắp đặt side by side không (1 số loại không cho phép). Nếu có thì lưu ý thêm 1 số loại biến tần phải cài thông số khi lắp đặt side by side để bảo vệ phù hợp.
  • Biến tần là thiết bị chuyển đổi công suất hiệu suất cao do đó mức tỏa nhiệt trong quá trình hoạt động là rất lớn. Cần tuân thủ tuyệt đối yêu cầu về thông gió và làm mát. Đảm bảo nhiệt độ vận hành của biến tần ở mức cho phép. Kiểm tra kỹ hệ thống quạt làm mát hoặc máy lạnh làm mát tủ điện.
  • Biến tần lắp cạnh biển, hoặc môi trường có hơi muối, axit, hóa chất ăn mòn, khói bụi: Kiểm tra cấp IP của biến tần, có đảm bảo với môi trường lắp đặt hay không?
 Khoảng cách tiêu chuẩn lắp đặt biến tần Yaskawa A1000

 Lắp đặt biến tần Yaskawa A1000 với khoảng cách, vị trí chuẩn kỹ thuật

 

Hướng dẫn cách lắp đặt máy biến tần đúng chuẩn

Có thể tiến hành lắp đặt biến tần theo các bước sau:

  • Bước 1

Ngắt nguồn điện, kiểm tra tính cách điện của động cơ.

  • Bước 2

Lắp cố định biến tần vào vị trí đã xác định trước.

  • Bước 3

Đấu dây cho biến tần – nguồn – động cơ.

  • Đấu dây lần lượt từ 3 dây pha của nguồn vào lần lượt 3 chân L1, L2, L3 của biến tần.
  • Đấu dây từ U/T1, V/T2, W/T3 vào 3 pha động cơ.
  • Bước 4

Tiếp tục đấu dây nối vỏ (TE/PE), để giảm nhiễu cho tín hiệu điều khiển, cũng như triệt tiêu rò điện từ biến tần.

  • Bước 5

Sau đó đấu nối các dây điều khiển để có thể điều khiển biến tần (lệnh chạy, biến trợ, tín hiệu báo trạng thái, truyền thông,…).

  • Bước 6

Kiểm tra: Dùng đồng hồ chuyên dụng để đo kiểm ngắn mạch:

  1. Giữa các pha nguồn vào với nhau
  2. Giữa từng pha nguồn vào với vỏ (PE/TE)
  3. Giữa từ ngõ ra biến tần với vỏ (TE/PE)
  4. Giữa dây cấp nguồn và dây ra động cơ
  • Bước 7

Vận hành

  1. Khi đảm bảo đấu nối đúng, bật MCB/MCCB cấp nguồn cho biến tần.
  2. Thiết lập các thông số cần thiết cho biến tần, để đảm bảo điều khiển đúng theo yêu cầu.
  3. Cho biến tần chạy thử không tải, với tốc độ thấp. Để kiểm tra xem biến tần chạy đúng chiều động cơ hay chưa, và các tín hiệu điều khiển đã chính xác hay chưa.
  4. Vận hành chạy thử có tải, với tốc độ vận hành tiêu chuẩn của máy.
  5. Theo dõi các thông số khi vận hành như: Dòng điện ngõ ra, điện áp DC Bus, nhiệt độ biến tần và động cơ, tiếng ồn từ động cơ…

Các lưu ý cần nhớ khi lắp đặt biến tần

  • Để lắp đặt biến tần một cách an toàn và hiệu quả. Người lắp đặt biến tần cần có kỹ năng và kiến thức về điện, an toàn điện.
  • Cần xem hướng dẫn lắp đặt, cài đặt từ nhà sản xuất.
  • Lựa chọn biến tần phù hợp với động cơ, với tải.
  • Cần chuẩn bị dụng cụ lặp đặt, đấu nối phù hợp để tiến hành lắp đặt: dụng cụ đồ nghề, máy khoan, vít, bulong, dây dẫn, đầu nối.

Trên đây là bài viết tham khảo về cách lắp đặt biến tần của NHẬT HÀN. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả vui lòng xem thêm sách hướng dẫn đi kèm của nhà sản xuất. Hoặc liên hệ dịch vụ kỹ thuật – lắp đặt biến tần của NHẬT HÀN.

>>> XEM THÊM: Lắp đặt cầu trục nhà xưởng đúng tải trọng và chiều rộng

3. Hiện Tượng Của Cẩu Trục Khi Không Lắp Đặt Biến Tần

  • Toàn bộ cầu trục sẽ bị giật, rung hoặc lắc khi bắt đầu di chuyển hoặc dừng lại. Vì momen mở máy của động cơ lớn cộng với tốc độ di chuyển của cầu trục là mặc định.
  • Quán tính di chuyển của cầu trục lớn dãn đến sẽ không kiểm soát được quá trình khi cẩu di chuyển. Đặc biệt gây nguy hiểm cho hàng hoá và con người đối với các mặt hàng dễ vỡ như kính, gạch…
  • Làm giảm tuổi thọ của phần cơ khí dầm biên cầu trục (bánh xe, bánh răng, trục, bạc….).
  • Điện năng sẽ bị tiêu hao nhiều hơn vì khi mở máy sẽ cần một dòng điện lớn hơn dòng điện định mức.

>>> XEM THÊM: Palang cáp điện Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc

4. Lưu Ý Khi Lắp Biến Tần Cho Cầu Trục

 Biến tần có nhiều công dụng hứu ích nên lắp cho cầu trục

 

 

  • Biến tần cho cầu trục 1 pha 220VAC, 50/60Hz (Input 1pha 220 VAC, 50/60Hz => Output 3pha 220 VAC 0~320.00 Hz).
  • Biến tần cho cầu trục 3 pha 220VAC, 50/60Hz (Input 3pha 220 VAC, 50/60Hz => Output 3pha 220 VAC 0~320.00 Hz).
  • Biến tần cho cầu trục 3 pha 380VAC, 50/60Hz (Input 3pha 380 VAC, 50/60Hz => Output 3pha 380 VAC 0~320.00 Hz).

Tải nâng hạ là một loại tải có mô-men đặt lên trục động cơ là không đổi, không phụ thuộc vào tải. Ta phải lựa chọn dòng biến tần có khả năng đáp ứng được nhu cầu như dòng biến tần INVT. Đây là dòng biến tần có chế độ điều khiển linh hoạt cho tải có mô-men không đổi (mode G) và tải có mô-men biến thiên (mode P).

Khi lựa chọn, chúng ta nên lựa chọn biến tần có công suất lớn hơn công suất động cơ từ 1 đến 2 cấp.

Ví dụ nếu như motor nâng hạ là 30kW thì nên sử dụng biến tần 37kw hoặc 45kw sẽ giúp độ bền cao và ít hư hỏng hơn.

Trong quá trình dừng động cơ, biến tần ngừng cấp điện cho động cơ tuy nhiên theo quán tính, động cơ vẫn quay và trở thành máy phát điện. Năng lượng điện được sinh ra này sẽ đổ trở lại biến tần. Về cơ bản tới các tải thường thì biến tần đã có điện trở xả nội có khả năng triệt tiêu năng lượng dư thừa này.

Tuy nhiên với các tải quán tính lớn hoặc yêu cầu thời gian dừng nhanh thì điện trở nội không đáp ứng được. Bắt buộc phải lắp thêm điện trở xả bên ngoài để triệu tiêu năng lượng dư thừa từ điện năng sang nhiệt năng. Điện trở xả sẽ tự làm mát với môi trường xung quanh.

Cần tìm hiểu kỹ biến tần dự định mua có hỗ trợ chân ngõ ra đóng mở thắng hay không? Vì nếu không hỗ trợ sẽ không thể đồng bộ được giữa động cơ chạy và việc đóng mở thắng.

Tiến hành kiểm tra xem momen khởi động của biến tần được bao nhiêu? Vì biến tần chạy cho cẩu trục cần momen khởi động cao để không bị tuột tải khi mới khởi động ở tần số thấp.

 Liên Hệ Với Nhật Hàn Ngay Để Được Tư Vấn Miễn Phí

>>> XEM THÊM: Giá palang xích điện mới nhất, pa lăng nhập khẩu Hàn Quốc và Nhật Bản

5. Giải Pháp Ứng Dụng Biến Tần Cho Cầu Trục

Cẩu trục được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất, kho hàng, cảng biển phục vụ mục đích vận chuyển, nâng hạ hàng hóa khối lượng lớn, tăng năng suất lao động. Nhưng giải pháp lắp biến tần cho hệ thống điều khiển hầu như chưa được quan tâm.

Đối với việc điều khiển hệ thống dầm cẩu gồm 2 phần chính: Phần điều khiển nâng hạ và điều khiển di chuyển dầm cẩu được thực hiện bởi 2 motor kéo. Giúp cho việc di chuyển dầm cẩu và hệ thống bánh lái đặt dưới chân dầm cẩu. Với công suất 2 motor này thì tùy thuộc vào khối lượng của dầm cẩu mà hai motor này sẽ sử dụng nguồn điện chung.

Motor nâng hạ hàng hóa tùy định mức cẩu trục sẽ có công suất nang hạ từ 15kW đến 160 kW. Motor quay thân, gồm 2 motor, mỗi motor 5,5kw (đối với cẩu tháp xây dựng). Gồm 02 motor dầm biên (đối với cầu trục, cổng trục, cẩu trục).

Trong hệ thống cẩu trục xây dựng phần motor nâng hạ chịu tải nặng nhất. Tùy định mức của cẩu trục từ vài tấn đến vài chục tấn và cũng tùy vào đi cáp đôi (cáp 02) hai cáp tứ (cáp 04). Motor quay thân cẩu tháp là loại tải cũng khá nặng và điều khiển chạy/ dừng cũng rất phức tạp nếu không sử dụng biến tần.

>>> XEM THÊM: Ray điện cẩu trục 3 pha, 4 pha, 6 pha điện áp 50A, 75A, 100A

6. Hướng Dẫn Đấu Nối Cài Đặt Biến Tần Cho Cầu Trục – Biến Tần INVT GD20

Biến tần INVT GD20 là dòng biến tần đa năng nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt dùng cho các ứng dụng phổ biến có dải công suất từ 0.75kW đến 110kW. GD20. Sử dụng công nghệ điều khiển vector vòng hở, cho phép máy móc khởi động nhanh hơn. Ứng dụng rộng rãi cho máy đóng gói, máy dán nhãn, băng tải cỡ nhỏ, máy chế biến thực phẩm, nông sản, quạt thông gió, bơm…

Sơ đồ đấu nối biến tần GD20 cho ứng dụng cầu trục

 Mô tả chi tiết Sơ đồ đấu nối biến tần GD20 cho ứng dụng cẩu trục

 

 

Lưu ý: Điện trở xả là thiết bị phải có khi cài đặt biến tần cho cẩu trục. Trong quá trình tải nâng hạ đột ngột, quán tính rất lớn làm cho điện áp DC bus trên biến tần tăng đột ngột sẽ gây hại cho biến tần. Tuy nhiên khi công suất biến tần tên 37kW thì bắt buộc phải dùng DBU – Bộ hãm động năng.

>>> XEM THÊM: Điều khiển từ xa cầu trục Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc

7. Giới Thiệu Về Điện Trở Xả Cho Biến Tần / Điện Trở Xả Là Gì ?

Điện trở xả (điện trở thắng, điện trở hãm) là một bộ phận quan trọng trong ứng dụng điều khiển động cơ. Được áp dụng trong việc nhanh chóng giảm tốc độ như vắt ly tâm, nâng hạ, cầu trục, cổng trục, các tải có quán tính lớn, định vị và hệ thống phanh. Do quán tính lớn của tải, khi phanh, động lực/động năng sẽ được chuyển đổi thành năng lượng điện/nhiệt năng. Sau đó động cơ chuyển thành máy phát điện. Tình trạng này sẽ dẫn tới :

  • Làm cháy động cơ: Điện áp trả ngược này có có thể gây hư hỏng cho các thiết bị điều khiển và làm nóng, gây cháy nổ động cơ nếu không có điện trở xả.
  • Gây nổ biến tần: Điện áp được trả ngược lại, ở DC main bus (bộ phận của biến tần) điện áp sẽ tăng lên. Sẽ rất nguy hiểm nếu năng lượng này cứ tồn tại mà không bị triệt tiêu. Chúng sẽ quay ngược lại đánh thủng DC Bus và gây cháy nổ IGBT, tụ nạp… của biến tần.

Như vậy, để tránh tình trạng lỗi trên được, ta giải quyết bằng tải điện trở xả vào mạch điều khiển động cơ hoặc biến tần. Lúc này điện năng dư thừa sẽ được chuyển thành nhiệt năng tiêu tán năng lượng. Tỏa ra môi trường đồng thời cũng có tác dụng hãm động cơ, ngăn ngừa bị lỗi quá áp cho biến tần.

>>> XEM THÊM: Ray điện hộp kín 4P 50A cho máy in lụa trải vải yêu cầu an toàn

Các loại điện trả xả trên thị trường hiện nay

Trên thị trường tự động hóa công nghiệp hiện nay, phổ biến 2 loại điện trả xả được làm từ chất liệu điện trở xả gốm sứ xanh và điện trở xả nhôm. Ngoài ra còn có các loại tủ trở kháng, lắp đặt cho các động cơ ứng dụng quán tính lớn. Tuy nhiên giá thành khá cao, ít phổ biến do đa số là đặt thiết kế riêng.

 Điện trở xả vỏ sứ xanh cho Biến Tần

 Điện trở xả vỏ nhôm cho Biến Tần

 

Biến tần INVT tích hợp sẵn điện trở thắng Braking Unit.

Một số model biến tần INVT như GD20, GD200A, CHF100A, GD35, GD300 đều tích hợp sẵn bộ hãm DBU, điện trở thắng Braking Unit trong biến tần. Với công suất nhỏ, người dùng không cần phải đầu tư thêm điện trở xả. Thông thường, với công suất lớn, so với chi phí đầu tư biến tần thì chi phí lắp thêm điện trở xả sẽ tăng lên không nhiều.

Như vậy, với người dùng sử dụng biến tần INVT đã tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể. So với các hãng biến tần khác không tích hợp điện trở thắng.

>>> XEM THÊM: Giảm Chấn Cầu Trục Cao Su Hay Đầu Đấm Cầu Trục - RAY ĐIỆN CẦU TRỤC - THIẾT BỊ NHẬT HÀN

8. Cách Lựa Chọn Điện Trả Xả Cho Biến Tần INVT

Để quý khách hàng hình dung một cách đơn giản, ta tưởng tượng điện trở xả chính là cái bình. Khi điện áp trên DC bus vượt ngưỡng sẽ đổ ra cái bình đó. Điện trở xả có thông số chính là Điện trở Ohm (là cổ bình), Công suất W (là bình chứa).

Với các biến tần, động cơ công suất lớn, các điện trả xả nhỏ. Có thể được lắp đặt nối tiếp hoặc song song sao cho điện trở tổng và công suất tổng có thông số phù hợp thông số quy định.

  • Nếu ta chọn thông số Điện trở Ohm lớn hơn thông số hãng đưa ra quá nhiều thì biến tần xả chậm. Điện áp DC Bus sẽ không được tiêu hao hết nên gây quá áp, báo lỗi OV (Over Volt).
  • Nếu ta chọn Điện trở Ohm quá nhỏ thì gây ra tình trạng xả quá nhanh, bị quá tải OL (Over Load) gây ra cháy điện trở xả.

⇒ Do vậy nên chọn thông số Điện trở Ohm (cổ bình) như nhà sản xuất đề nghị

 
Còn Công suất W (bình chứa) tùy theo ứng dụng.
  • Nếu Công suất W của điện trở nếu nhỏ hơn định mức sẽ gây nóng điện trở xả, lâu dần sẽ đứt dây gây ra chập cháy.
  • Nếu một số ứng dụng có độ xả lớn thì có thể lấy công suất trên 1,2,3 cấp so với tài liệu hướng dẫn.

⇒ Vì vậy nên chọn thông số Công suất W (bình chứa) bằng hoặc cao hơn công suất quy định.

Mắc nối tiếp nhiều điện trở xả
  • Điện trở : Rtổng= R1+R2+…+Rn
  • Công suất : Ptổng= P1+P2+…+ Pn

Mắc song song nhiều điện trở xả

  • Điện trở : 1/ Rtổng= 1/R1+ 1/R2+…+ 1/Rn
  • Công suất : Ptổng= P1+P2+…+ Pn

>>> XEM THÊM: Phanh thủy lực cầu trục ED80/6 hay là phanh tang trống - RAY ĐIỆN CẦU TRỤC - THIẾT BỊ NHẬT HÀN

9. Bảng Tính Điện Trở Xả Sử Dụng Cho Biến Tần INVT

BẢNG TÍNH ĐIỆN TRỞ XẢ SỬ DỤNG CHO BIẾN TẦNN

ĐIỆN TRỞ XẢ SỬ DỤNG CHO BIẾN TẦN

ĐIỆN TRỞ XẢ SỬ DỤNG CHO BIẾN TẦNN

Điện trở xả dùng cho biến tần INVT hay động cơ AC Servo được lựa chọn theo catalog của từng sản phẩm, từng công suất, điện áp.

Dưới đây là bảng tính điện trở xả nhanh cho khách hàng sử dụng biến tần INVT vào các ứng dụng cụ thể.

 Ứng dụng – Giải pháp của Điện trở xả

Điện trở xả được áp dụng trong việc nhanh chóng giảm tốc độ, định vị và hệ thống phanh. Điện trở xả được ứng nhiều nhiều trong hệ thống cẩu trục, thang hàng điều chỉnh đa cấp tốc độ, tăng năng suất hoạt động và vận hành êm ái hơn. Ứng dụng phù hợp trong ngành thang máy, xây dựng, băng tải lớn, cầu trục, tháp trục, vắt ly tâm…

Tại NHẬT HÀN, chúng tôi không chỉ cung cấp sản phẩm mà trao niềm tin bằng giải pháp thông minh, dịch vụ hỗ trợ tận tâm và chính sách bảo hành dài hạn. Để mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả cao cho sự đầu tư của khách hàng.

>>> XEM THÊM: palang xích kéo tay Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản hiệu Deasan Nitto

10. Liên Hệ Ngay Với Công Ty Thiết Bị Nhật Hàn Để Được Tư Vấn Và Hỗ Trợ Lắp Đặt Biến Tần Cầu Trục Và Cung Cấp Thiết Bị Cầu Trục Tốt Nhất! 

 NHAT HAN EQUIPMENT

 

Nhật Hàn là nhà cung cấp cầu trục uy tín tại Việt Nam. Với cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và an toàn. Việc ứng dụng các công nghệ mới và tiên tiến vào sản xuất giúp công ty luôn đi đầu trong lĩnh vực cầu trục. Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về “HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BIẾN TẦN CẦU TRỤC”. Nếu bạn muốn tìm kiếm đơn vị gia công và lắp đặt cầu trục nhà xưởng chất lượng, giá cả cạnh tranh. NHẬT HÀN sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0906.215.644

Xem thêm bài viết >> Sửa Chữa Cầu Trục - Thiết Bị Nhật Hàn - Thiết bị phụ tùng cầu trục, palang và bảo trì bảo dưỡng - Di động: 0906.215.644

Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp thiết bị/ phụ kiện cầu trục chính hãng. Nhật Hàn cam kết mang đến cho quý khách sản phẩm chất lượng với xuất xứ rõ ràng. Có đầy đủ giấy chứng nhận nguồn gốc và chất lượng (CO & CQ).

Đừng chần chừ! Hãy liên hệ ngay với Nhật Hàn Equipment để được tư vấn, khảo sát và báo giá miễn phí. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ sửa chữa cầu trục tốt nhất, uy tín nhất.

Nhật Hàn Equipment - Luôn Đồng Hành Cùng Sự Thành Công Của Quý Khách Hàng!

Công ty Cầu Trục Nhật Hàn chuyên nhập khẩu và phân phối phụ kiện cầu trục, palang. Công ty chúng tôi là đại lý phân phối số 1 về các dòng thiết bị ray điện an toàn. Cung cấp phụ tùng và bảo trì palang cầu trục: Hitachi, Hyundai, Sungdo, KG,… trên toàn quốc. Dịch vụ khảo sát báo giá miển phí, lắp đặt và bảo hành tận nơi. Dịch vụ sau bán hàng uy tín với chế độ bảo hành lên tới 24 tháng.

 QR Zalo Thiết bị cầu trục Nhật Hàn

Và đừng quên Click ===>  ĐĂNG KÝ KHẢO SÁT – BÁO GIÁ MIỂN PHÍ

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được thiết bị cầu trục phù hợp và tốt nhất:

Công ty TNHH TMDV Thiết Bị Nhật Hàn

Hotline: 0906.215.644  –  Email: cautrucnhathan@gmail.com  – Zalo: 0906 215 644

Click ===> Tham khảo Thiết bị và phụ kiện cầu trục khác: 

cáp điện dẹp cầu trụcray điện 1P 200Achổi tiếp điện 1P

Tin tức khác

Cầu trục monorail cho nhà máy xử lý nước thải

Đăng lúc: 01-11-2024 07:02:09 - Đã xem: 317

Cầu trục monorail 1 tấn, 2 tấn, 3 tấn, lắp đặt cho nhà máy xử lý nước thải

LẮP ĐẶT CẦU TRỤC 5 TẤN DẦM ĐƠN

Đăng lúc: 29-04-2025 03:32:18 - Đã xem: 32

Quy trình lắp đặt cầu trục dầm đơn và pa lăng cầu trục 5 tấn gồm 10 bước: Bước 1: Lắp đặt và cố định đường ray cầu trục dầm đơn Đầu tiên là đặt 1 bên ray của cầu trục vào trung tâm của dầm chịu lực. Dùng bu lông để cố định và hàn lại cho chắc chắn

LẮP ĐẶT CẦU TRỤC 3 TẤN

Đăng lúc: 29-04-2025 02:25:28 - Đã xem: 26

Cầu trục 3 tấn dầm đơn là thiết bị nâng hạ có được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau bởi chi phí đầu tư không lớn, tải trọng nâng ở mức trung bình thấp rất phù hợp với nhu cầu của đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

RAY ĐIỆN CẦU TRỤC 500A

Đăng lúc: 29-04-2025 08:59:50 - Đã xem: 20

Ray điện cầu trục 1P 500A có phần lõi được làm hoàn toàn từ đồng (đặc) với nhiệm vụ dẫn điện cho cầu trục, cổng trục hoạt động. Bao phủ bên ngoài là chất cách điện (PVC) nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.

RAY ĐIỆN CẦU TRỤC 200A

Đăng lúc: 25-04-2025 09:45:28 - Đã xem: 32

Ray điện cầu trục 3P-200A bao gồm các phụ kiện như Kẹp ray điện 3P 200A Căng ray điện 3P 200A Chổi tiếp điện cầu trục 3P 100A Cây sắt cố định chổi Hiện nay, ray điện cầu trục 3P- 200A được lắp đặt và sử dụng khá phổ biến vì có tính  mỹ cao, lắp đặt và thay thế đơn giản, an toàn trong quá trình sử dụng, giá cả hợp lý.

Tuyển dụng
tin tức
SỬA CHỮA TỦ ĐIỆN CẦU TRỤC, CÀI ĐẶT BIẾN TẦN

Tủ điện cầu trục đóng vai trò vô cùng quan trọng...

SỬA CHỮA TỦ ĐIỆN PALANG, CÀI ĐẶT BIẾN TẦN

Tủ điện cầu trục thuộc vào bộ phận khá quan...

SỬA CHỮA PALANG ĐIỆN VŨNG TÀU

Palang xích điện là một dạng palang được trang bị...

SỬA CHỮA PALANG ĐIỆN BÌNH PHƯỚC

Lỗi thường gặp Pa lăng không hoạt động Hoạt động...

Thống kê truy cập

Thống kê hôm nay : 336

Thống kê tuần : 3951

Thống kê tháng : 10838

Thống kê năm : 1394487

Đang online : 8

0906.215.644

0906.215.644